当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Domzale vs Radomlje, 22h30 ngày 14/4: Khách ‘tạch’ 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Changchun YaTai, 19h00 ngày 15/4: Nối tiếp niềm vui
Nhận định, soi kèo Suzhou Dongwu vs Nanjing Fengfan, 15h30 ngày 7/9
Qua trinh sát ngoại biên và thông tin trao đổi với Phòng CSHS Công an tỉnh, Phòng Trinh sát BĐBP Quảng Trị tích cực điều tra, xác minh, truy tìm và phát hiện đối tượng người Việt Nam có nhiều dấu hiệu nghi vấn từng gây án và bỏ trốn qua Lào ẩn náu.
Xác định đây là kẻ trốn nã, khoảng 16h30 ngày 6/10, BĐBP tỉnh Quảng Trị tiến hành triển khai và đề nghị Công an huyện Sa Muồi (tỉnh SaLaVan, CHDCND Lào) bắt giữ đối tượng Hồ Văn Nho (SN 1968, quê bản A Sau, xã A Túc, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị) khi đối tượng đang lẩn trốn, cư trú trái phép tại bìa rừng thuộc bản A Vòong (huyện Sa Muồi, tỉnh SaLaVan).
Trưa 7/10, sau khi nhận bàn giao đối tượng từ cơ quan chức năng Lào, các đội nghiệp vụ thuộc biên phòng Quảng Trị đã tiến hành đấu tranh, lấy lời khai đối tượng.
Theo lời khai của Nho, năm 1999, đối tượng này cùng với 6 người khác cùng nhau thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của một người dân trú tại khu vực biên giới Việt – Lào.
Đầu năm 2000, sau khi biết mình bị Công an tỉnh Quảng Trị phát lệnh truy nã, Hồ Văn Nho bỏ trốn khỏi địa phương và xuất cảnh trái phép sang Lào, cư trú tại bản A Voòng (huyện Sa Muồi, tỉnh SaLaVan, Lào) nhằm trốn tránh sự truy bắt của cơ quan chức năng Việt Nam.
Hiện, đối tượng đã được BĐBP Quảng Trị bàn giao cho Phòng CSHS Công an tỉnh điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
" alt="Đối tượng truy nã 22 năm trốn ở bìa rừng gần biên giới Việt"/>Ông Dũng nguyên là cán bộ công tác tại Công an TP Huế và bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 Điều 174 BLHS.
Lệnh bắt và các quyết định khởi tố đã được Viện KSND tỉnh TT-Huế phê chuẩn.
Điều tra ban đầu của cơ quan công an, khoảng đầu năm 2021, Nguyễn Xuân Anh Dũng cùng vợ là Dương Thị Mỹ Linh (SN 1987, trú tại 38A Trần Lư, phường An Tây) đã đưa ra nhiều thông tin gian dối về việc đang huy động vốn để kinh doanh, đáo hạn ngân hàng hoặc mua nhà… nhằm mục đích vay, mượn tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt 6,2 tỷ đồng.
Đến đầu tháng 9/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh TT-Huế đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với bà Dương Thị Mỹ Linh.
Vụ việc đang được Công an tỉnh TT-Huế củng cố hồ sơ, tiếp tục điều tra làm rõ.
" alt="Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nguyên cán bộ công an ở Huế bị bắt"/>Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nguyên cán bộ công an ở Huế bị bắt
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Đối thủ kị giơ
Gia đình chị Giao sống tại một căn hộ tái định cư cũ, diện tích 70m2, mua vào tháng 10/2022, giá 2 tỷ đồng, tức khoảng 28 triệu đồng/m2.
Suốt 1 năm qua, cùng với “cơn sốt” chung của thị trường chung cư, căn hộ của gia đình cũng liên tục tăng giá. Chị và nhiều hàng xóm thường nhận được những cuộc điện thoại hỏi bán nhà của môi giới. Mức giá môi giới đưa ra không ít lần khiến chị “sửng sốt” và giá luôn tăng dần theo từng tháng, thậm chí từng tuần.
Trên group cư dân, các hội nhóm, website mua bán bất động sản, chị thấy nhiều căn trong tòa nhà được rao bán giá 57-60 triệu đồng/m2. Thậm chí có những căn môi giới đăng chênh mấy trăm triệu so với giá chủ nhà rao trong nhóm cư dân. Chỉ chưa đầy 2 năm, giá đã tăng gấp đôi nên vợ chồng chị muốn bán nhà để mua căn hộ khác mới hơn.
“Tôi đăng bán từ tháng 7. Có rất nhiều môi giới gọi điện hỏi và người mua đến xem trực tiếp. Thế nhưng 3 tháng rồi mà vẫn chưa bán được”, chị kể.
Theo lời chị Giao, tòa chung cư này nằm ở vị trí đẹp, nhưng do đã xây dựng nhiều năm nên cũ kĩ, một số hạng mục bị xuống cấp. “Có khách xem xong thì một đi không trở lại, khách thì chê cũ, khách thì chê đắt trong khi tôi cũng chỉ đăng theo giá các căn khác rao trên mạng”, chị Giao nói.
Chị Nguyễn Hằng, cư dân một chung cư tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, thời gian qua đi đâu chị cũng nghe nói về chuyện “sốt” chung cư. Nhưng theo quan sát của chị thì bán được nhà không phải chuyện dễ.
“Có mấy căn hộ trong tòa chung cư tôi ở chủ mua để đầu tư, cho thuê. Khi thấy giá tăng cao thì họ chuyển sang bán. Có căn tôi thấy rao từ tháng 2/2024 tới tháng 8/2024 mà chưa bán được. Có lẽ rao mãi không bán được nên tháng 9 vừa rồi tôi thấy chủ lại cho thuê 11 triệu đồng/tháng”, chị kể.
Chị Hằng cho biết, năm 2018, chị mua căn hộ ở đây giá chỉ 24 triệu đồng/m2. Còn giá chủ căn hộ kia rao bán thời gian qua đã lên tới 60 triệu đồng/m2.
“Giờ cư dân còn đồn nhau giá chung cư này lên 80-100 triệu/m2. Môi giới ngồi sẵn dưới sảnh toà nhà luôn. Tôi thấy khách xem nhà thì có nhưng không thấy có cư dân mới chuyển tới, vẫn chủ yếu là người ở thuê”, chị Hằng chia sẻ.
Tỉnh táo mua bán khi thị trường đang nóng
Báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024 của Bộ Xây dựng cho thấy, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ, tăng khoảng 4-6% theo quý và 22-25% theo năm. Đặc biệt có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.
Theo các chuyên gia bất động sản, khi giá chung cư liên tục tăng cao, sẽ có một bộ phận người mua có tâm lý FOMO, mua nhanh sợ giá tiếp tục leo thang. Tuy nhiên, giá tăng quá nhanh, tăng gấp đôi, gấp ba trong thời gian ngắn nên cũng sẽ có nhiều người mua cho rằng thị trường đang “ngáo giá”, đợi giá giảm mới xuống tiền.
Một yếu tố khác khiến chủ nhà khó bán là do căn hộ đã bị “thổi giá”, giá bán cao hơn nhiều giá trị thực. Nhiều chủ nhà thường lấy giá do môi giới đăng trên mạng để làm giá tham chiếu cho căn hộ của mình.
Ông Lê Công, Giám đốc một sàn bất động sản tại Hà Đông cho biết, giá chung cư tại Hà Nội thời gian qua đã thiết lập mặt bằng giá mới, tuy nhiên nhiều chủ nhà thấy môi giới đăng giá cao nên cho rằng căn hộ của mình tăng giá mạnh, cũng đăng theo mức giá đó. Trên thực tế, giá chung cư tăng tuy nhiên nhiều mức giá môi giới đưa ra chỉ nhằm mục đích tạo ra mặt bằng giá mới, tạo “sốt ảo”. Do đó, khi thị trường đang nóng, cả người mua và người bán đều cần tỉnh táo và thận trọng.
Môi giới thường lợi dụng tâm lý của người bán để khiến họ tin rằng thị trường đang nóng, dẫn đến quyết định đẩy giá lên quá cao hoặc từ chối các khách hàng thực sự. Để tránh rơi vào tình trạng này, chủ nhà nếu có nhu cầu bán thì nên tham khảo nhiều nguồn thông tin và tìm hiểu giá trị thực của bất động sản.
Theo ông Công, với người bán, nên tham khảo giá bán của những căn hộ trong tòa nhà đã có thanh khoản thật, chứ không phải những căn đang rao bán. Điều này giúp người bán đưa ra mức giá hợp lý, tránh bị ảnh hưởng bởi các chiêu trò thao túng giá.
Còn với người mua, cần đánh giá kỹ nhu cầu thực của bản thân và khảo sát kỹ trước khi quyết định, tránh bị cuốn theo tâm lý thị trường và rơi vào bẫy giá ảo, mua với giá quá đắt so với giá trị thực tế của căn hộ.
Theo thăm dò mới đây của VietNamNetvề kế hoạch mua nhà thời điểm này, 40% phản hồi nên mua ngay. Trong khi, có 55% độc giả cho hay sẽ chờ đợi thêm để bất động sản giảm giá, bởi mức giá hiện tại chưa hợp lý.
Chung cư sốt xình xịch trầy trật rao bán căn hộ nửa năm vẫn ế khách
Năm nay Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng một số dự án do 10 đơn vị được giao làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư.
Trong 10 đơn vị thuộc danh sách thanh tra có nhiều ban quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) như Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Ban Quản lý các dự án Đường Thuỷ, Ban Quản lý dự án 7.
Bên cạnh đó, danh sách thanh tra còn có Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng một số dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư.
Đối với công tác quản lý nhà nước ngành xây dựng, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện thanh tra UBND tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp và chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về hoạt động đầu tư xây dựng và một số dự án có sử dụng vốn ngân sách Trung ương.
Hoạt động kinh doanh bất động sản, thực hiện xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình xây dựng tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng nằm trong kế hoạch thanh tra năm 2024 của Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng cũng dự kiến thanh tra từ 2-4 cuộc về đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong đó, thanh tra UBND một số tỉnh, thành phố trong việc kiểm tra, xác minh vụ việc khiếu nại và đôn đốc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp 1, đối với người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp, UBND cấp huyện thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thực hiện thỏa thuận về chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất để hợp thửa đất theo quy định
Người sử dụng đất được tạo điều kiện thuận lợi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.
Trường hợp 2, đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra, xét duyệt, thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để hợp thửa đất.
Đồng thời, UBND cấp huyện tiến hành làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau khi người sử dụng đất hoàn thành việc hợp thửa đất.
Thời gian thực hiện thỏa thuận hợp thửa đất quy định nêu trên là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp và 90 ngày đối với đất nông nghiệp, kể từ ngày UBND cấp huyện ban hành Thông báo thu hồi đất.
Trường hợp không thực hiện được việc hợp thửa đất theo quy định nêu trên do xét thấy không đủ điều kiện để cho phép hợp thửa đất hoặc người sử dụng đất không có nhu cầu, không thực hiện được thỏa thuận hợp thửa đất, UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Nhà nước áp dụng biện pháp thu hồi đất để xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng thì trình tự, thủ tục thu hồi đất và việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.
Tại Hà Nội, sau mỗi dự án đường giao thông hoàn thành, hai bên đường phố mới lại xuất hiện nhiều ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo có hình thù kỳ dị do chỉ còn lại 3-5m2, thậm chí có trường hợp chỉ còn lại bức tường “siêu mỏng” nhưng chủ nhân nhất quyết không hợp thửa với hộ liền kề do vướng mắc về giá.
Dù Hà Nội đã liên tục đưa ra các giải pháp xử lý nhưng nhiều căn nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn tồn tại trong nhiều năm qua.
Chuyên gia bất động sản cho rằng, những căn nhà siêu mỏng, siêu méo tồn tại nhiều năm tại Hà Nội không chỉ làm nhếch nhác bộ mặt đô thị mà với diện tích nhỏ hẹp, kết cấu của những căn nhà này cũng không đảm bảo an toàn, không phù hợp với cảnh quan, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy.
Từ 7/10 loạt thửa đất ở Hà Nội không đủ điều kiện tồn tại, xoá nhà siêu mỏng